Trước bối cảnh ngành Logistics trong nước còn đang loay hoay với bài toán tối ưu chi phí, Công ty CP Xuất Nhập Khẩu VHS đã phát triển thành công giải pháp cổng & hệ thống dẫn đường thông minh, soi chiếu tự động,… ứng dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến, cho phép quản lý và kiểm soát hiệu quả phương tiện ra vào các khu dịch vụ thông quan thực hiện soi chiếu, kiểm hóa, sang tải,… từ đó giúp tiết kiệm đáng kể chi phí, nhân lực và rút ngắn thời gian thông quan tại khu vực cửa khẩu tới 70%.
Logistics Việt khó tăng trưởng nhanh khi còn “chậm” tại cửa khẩu
Vừa qua, tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ ra 3 mục tiêu phát triển ngành Logistics, góp phần phục vụ mục tiêu lớn phát triển đất nước: một là giảm chi phí Logistics so với GDP Việt Nam từ 18% xuống còn 15% trong năm 2025; hai là nâng tỷ trọng ngành Logistics Việt Nam trong quy mô GDP từ 10% lên 15% và phấn đấu đạt 20%; đồng thời nâng tỷ trọng của ngành Logistics Việt Nam so với quy mô ngành Logistics toàn cầu từ 0,4% lên 0,5% và phấn đấu đạt 0,6%; ba là nâng tốc độ tăng trưởng của ngành Logistics Việt Nam từ 14-15% mỗi năm hiện nay lên 20%.
Để đạt được những mục tiêu chủ chốt về tăng trưởng kể trên, việc giải quyết bài toán thông quan tại các cửa khẩu, hải cảng được nhiều chuyên gia Logistics nhận định là nhân tố hết sức quan trọng.
Thực tế, thống kê từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), trung bình mỗi ngày chi cục chỉ đáp ứng thủ tục xuất khẩu từ 250 – 300 xe, dẫn tới tình trạng ùn ứ của hàng trăm xe chờ tại cửa khẩu hoặc dừng đỗ trên tuyến đường quốc lộ 1A. Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân chỉ ra việc chậm trễ thông quan còn có thể dẫn tới nhiều thiệt hại khác về kinh tế như hư hại hàng hóa thực phẩm, trung bình khoảng 500 triệu đồng/xe, chưa kể chi phí vận chuyển trung bình khoảng 100 triệu/xe gây tăng và thiệt hại về chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Tình trạng tắc nghẽn thông quan tại các cửa khẩu cản bước phát triển của Logistics Việt.
Theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2023 của Bộ Công Thương, thực trạng trên đã góp phần đẩy chi phí Logistics Việt lên tới 16,5% GDP, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới là 11,6%.
Do đó, đây là nút thắt cần sự chung tay của các doanh nghiệp, địa phương và chính phủ phối hợp giải quyết, nhằm tăng tốc thông quan, cải thiện sự liền mạch của chuỗi cung ứng, thúc đẩy tăng trưởng của ngành Logistics Việt.
Bứt tốc thông quan với giải pháp chuyển đổi số, tự động hóa, hệ thống cổng thông minh, dẫn đường thông minh, soi chiếu tự động từ VHS
Đồng hành cùng chính phủ trong chuyển đổi số ngành Logistics Việt, VHS là doanh nghiệp tiên phong nghiên cứu, phát triển và cung cấp các giải pháp tự động hóa chuỗi cung ứng, cổng thông minh hay Smart Gate.
Nếu như trước đây, toàn chu trình thông quan cho xe và container tại các cửa khẩu phải tốn từ 2-3 ngày, do có nhiều công tác cần thực hiện thủ công như xác minh thông tin lái xe, kiểm tra xe, container và tình trạng hàng hóa,… thì nay chỉ còn tốn chưa tới 1 giờ khi sản phẩm của VHS được áp dụng vào trong hoạt động logistics của Việt Nam.
Cụ thể, thông qua các camera giám sát thông minh, giải pháp Smart Gate giúp nhận diện biển số xe, nhận diện khuôn mặt, kiểm tra và ghi lại thông tin các phương tiện và nhân sự ra vào cửa khẩu hoàn toàn tự động, nhanh chóng và chính xác.

Cổng thông minh giúp tăng tốc thông quan và cải thiện hiệu quả Logistics.
Bên cạnh đó, với sự kết hợp của tổ hợp thiết bị, công nghệ hiện đại gồm máy quét hàng hóa X-ray 3D, quét mã QR, mã vạch và RFID, hệ thống cho phép tự động soi chiếu và kiểm tra hàng hóa mà không cần mở kiện, tự động xác minh thông tin hàng hóa và phương tiện vận chuyển khi ra vào cửa khẩu, vừa giúp đảm bảo an ninh, vừa tiết kiệm thời gian xử lý của toàn bộ chu trình thông quan.
Cùng với đó, phần mềm giám sát và điều khiển thông minh do VHS phát triển cho phép kết nối hệ thống Smart Gate với hệ thống hải quan cùng các phần mềm quản lý khác nhằm đồng bộ, thu thập, phân tích dữ liệu hàng hóa và lưu lượng ra vào theo thời gian thực, giúp quản lý hiệu quả và dự đoán nhu cầu lưu thông tại khu vực kho hàng, cửa khẩu.
Theo ước tính, khi được triển khai và đưa vào vận hành thực tế, hệ thống cổng thông minh kết hợp với hệ thống dẫn đường thông minh sẽ giúp nâng công suất thông quan cửa khẩu từ khoảng 500 – 600 xe lên 2000 – 2500 xe mỗi ngày.
Chia sẻ thêm về giải pháp Smart Gate, ông Nguyễn Đức Tuấn, Chủ tịch HĐQT VHS cho biết: “Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm triển khai cùng quyết tâm đem trí tuệ Việt giải bài toán Việt, VHS đã và đang tiếp tục cải tiến giải pháp nhằm thiết lập các cổng thông minh ngay tại các cảng biển, cửa khẩu biên giới, tổng kho, các khu công nghiệp lớn trên cả nước, cho phép thông quan “tức thì, từ xa”. Qua đó, đơn giản hóa quy trình kiểm tra, nhanh chóng giải phóng xe và tài xế, cải thiện hiệu quả thông quan, giúp tối ưu chi phí cho ngành Logistics Việt.”
Bằng tầm nhìn và thế mạnh công nghệ của đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tự động hóa chuỗi cung ứng, VHS cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp, địa phương, và Chính phủ đem tới các giải pháp, dịch vụ thúc đẩy chuyển đổi số Logistics toàn diện, xây dựng nền kinh tế số Việt Nam bền vững và thịnh vượng.
VHS là công ty tiên phong trong nghiên cứu các giải pháp kho vận thông minh thúc đẩy chuyển đổi số Logistics toàn diện. Với tầm nhìn trở thành đơn vị dẫn đầu trong cung cấp giải pháp tự động hóa và công nghệ đột phá nhằm góp phần nâng tầm chuỗi cung ứng và sản xuất trong nước, công ty đã và đang hoạt động với vai trò nhà đầu tư, phát triển, cho thuê, tổng thầu EPC, trung tâm vận hành và bảo trì thiết bị tự động hóa, cung cấp dịch vụ cho thuê vận hành kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng. |
Các Nội Dung Đáng Quan Tâm


